Hợp đồng chuyển giao công nghệ là nội dung cơ bản của pháp luật về chuyển giao công nghệ của mỗi quốc gia. Về phía nhà nước, thông qua các hợp đồng về chuyển giao công nghệ, nhà nước thể hiện ý chí của mình trong việc điều chỉnh hoạt động chuyển giao công nghệ. Về phía chủ thể tham gia quan hệ chuyển giao công nghệ giúp họ xác lập và ràng buộc quyền và nghĩa vụ của nhau, là cơ sở đảm bảo và phát triển quyến và lợi ích chính đáng của họ.

Hợp đồng chuyển giao công nghệ 

Theo nghĩa rộng ( theo nghĩa khách quan ), hợp đồng chuyển giao công nghệ là tổng hợp các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ phát sinh từ hoạt động chuyển giao công nghệ.. 

Theo nghĩa hẹp ( theo nghĩa chủ quan ), Hợp đồng chuyển giao công nghệ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên giao công nghệ có nghĩa vụ chuyển giao cho bên nhận công nghệ nhất định và bên nhân công nghệ có nghĩa vụ trả phí. 

 Chủ thể hợp đồng chuyển giao công nghệ 

Các bên chủ thể của hợp đồng chuyển giao công nghệ bao gồm bên chuyển giao công nghệ và bên nhận chuyển giao công nghệ. 

  • Bên chuyển giao công nghệ là cá nhân, tổ chức, bao gồm: 

+ Chủ sở hữu công nghệ: Chủ sở hữu công nghệ có thể là tác giả công nghệ đồng thời là tác giả công nghệ hoặc người không phải là tác giả của công nghệ. Chủ sở hữu công nghệ đồng thời là tác giả công nghệ khi họ trực tiếp sáng tạo ra công nghệ bằng chi phí của họ.

+ Tổ chức, cá nhân được chủ sở hữu công nghệ cho phép chuyển. giao quyền sở hữu, quyền sử dụng công nghệ, bao gồm: tổ chức, cá nhân được chủ sở hữu công nghệ ủy quyền chuyển giao công nghệ; tổ chức, cá nhân được chuyển giao quyền sử dụng công nghệ, sau đó chuyển giao lại quyền sử dụng công nghệ cho chủ thể khác với sự đồng ý của chủ sở hữu công nghệ. 

  • Bên nhận công nghệ là tổ chức, cá nhân có nhu cầu sở hữu, sử dụng công nghệ và có khả năng kinh tế để thực hiện nghĩa vụ trả phí cho bên chuyển giao công nghệ theo sự thỏa thuận giữa họ.

Đối tượng của hợp đồng chuyển giao công nghệ

 Theo quy định của pháp luật Việt Nam, đối tượng của hợp đồng chuyển giao công nghệ bao gồm: 

Đối tượng công nghệ được chuyển giao, bao gồm:  

–Bí quyết kỹ thuật ( là thông tin được tích luỹ, khám phá trong quá trình nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh của chủ sở hữu công nghệ có ý nghĩa quyết định chất lượng, khả năng cạnh tranh của công nghệ, sản phẩm công nghệ ); 

– Kiến thức kỹ thuật về công nghệ được chuyển giao dưới dạng phương án công nghệ, quy trình công nghệ, giải pháp kỹ thuật, công thức, thông số kỹ thuật, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật, chương trình máy tính, thông tin dữ liệu; 

– Giải pháp hợp lý hóa sản xuất, đổi mới công nghệ. 

Đối tượng công nghệ được chuyển giao có thể gắn hoặc không gắn với đối tượng sở hữu công nghiệp.

Đối tượng công nghệ được khuyến khích chuyển giao 

Nhà nước khuyến khích chuyển giao và áp dụng các biện pháp ưu đãi cho hoạt động chuyển giao những công nghệ sau: công nghệ cao, công nghệ tiên tiến đáp ứng một trong các yêu cầu: tạo ra sản phẩm mới có tính cạnh tranh cao; tạo ra ngành công nghiệp, dịch vụ mới; tiết kiệm năng lượng, nguyên liệu; sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo, Bảo vệ sức khỏe con người công nghệ sạch ); phòng, chống thiên tai, dịch bệnh; sản xuất sạch, thân thiện môi trường, phát triển ngành, nghề truyền thống. Danh mục đối tượng công nghệ được khuyến khích chuyển giao được quy định tại phụ lục số 1, ban hành kèm theo Nghị định số 133 / 2008 / NĐ – CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chuyển giao công nghệ 2006. 

  • Đối tượng công nghệ hạn chế chuyển giao 

Trong một số trường hợp nhằm mục đích bảo vệ lợi ích quốc gia, bảo vệ sức khỏe con người, bảo vệ giá trị văn hóa dân tộc, bảo vệ động vật, thực vật, tài nguyên, môi trường; thực hiện quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Nhà nước quy định về một số đối tượng công nghệ hạn chế chuyển giao. Danh mục đối tượng công nghệ hạn chế chuyển giao được quy định tại phụ lục số II, ban hành kèm theo Nghị định số 133 / 2008 / NĐ – CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chuyển giao công nghệ 2006. 

Đối tượng công nghệ cấm chuyển giao 

Nhà nước cấm chuyển giao những công nghệ sau đây: 

– Công nghệ không đáp ứng các quy định của pháp luật về an tòan lao động, vệ sinh lao động, bảo đảm sức khỏe con người, bảo vệ tài nguyên và môi trường. 

– Công nghệ tạo ra sản phẩm gây hậu quả xấu đến phát triển kinh tế – xã hội và ảnh hưởng xấu đến quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

 – Công nghệ không được chuyển giao theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. 

 – Công nghệ thuộc Danh mục bí mật nhà nước, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác

Trong những năm gần đây, đối tượng chuyển giao công nghệ là đặc quyền kinh doanh đã xuất hiện tương đối phổ biến trên thế giới. Tuy nhiên ở Việt Nam nhượng quyền thương mại đang còn mới mẻ cả ở phương diện thực tiễn. Nếu trong hợp đồng các bên chỉ thỏa thuận đối tượng của hợp đồng là một hoặc một số đối tượng kể trên, chẳng hạn thỏa thuận về việc chuyển giao những đối tượng độc lập: công thức, thông số kỹ thuật, sơ đồ bản vẽ, chương trình máy tính, thông tin dữ liệu… thì hợp đồng này không phải là hợp đồng chuyển giao công nghệ.

Nội dung của hợp đồng chuyển giao công nghệ 

Nội dung của hợp đồng là những điều khoản mà các bên trong quan hệ hợp đồng thỏa thuận được, thể hiện quyền và nghĩa vụ của các thuận của các bên. Tùy vào đối tượng của hợp đồng chuyển giao công nghệ và sự thỏa thuận của các bên mà hợp đồng chuyển giao công nghệ sẽ có những nội dung chủ yếu ( bắt buộc ) sau đây:

Công nghệ được chuyển giao – đối tượng của hợp đồng: 

Một trong những điều khoản chủ yếu của bất kỳ quan hệ hợp đồng nào là điều khoản về đối tượng của hợp đồng. Trong các hợp đồng chuyển giao công nghệ, đối tượng của hợp đồng phụ thuộc vào các yếu tố như: mục đích, nhu cầu của các bên trong quan hệ hợp đồng, năng lực tài chính và khả năng, trình độ của bên nhận công nghệ. 

– Tên công nghệ được chuyển giao; 

– Mô tả chi tiết: đặc điểm, nội dung, mức độ an toàn, vệ sinh lao động của công nghệ được chuyển giao. Nếu chuyển giao công nghệ bao gồm cả máy móc, thiết bị, tính năng kỹ thuật, ký, mã hiệu nước chế tạo, năm chế tạo, tình trạng, chất lượng. 

Về đối tượng của hợp đồng, các bên cần xác định rõ nội dung công nghệ được chuyển giao, tiến độ, thời hạn chuyển giao. Nếu cần thiết, có thể có phụ lục hợp đồng thể hiện các sơ đồ, bản vẽ, bảng kê chi tiết nội dung công nghệ và các yêu cầu về cơ sở vật chất để bên nhận chuyển giao có thể tiếp nhận công nghệ. 

– Kết quả cụ thể sau khi nhận chuyển giao như: chất lượng sản phẩm, định mức kinh tế kỹ thuật, năng suất

 Về mục đích của hợp đồng, bên nhận chuyển giao công nghệ cần được đảm bảo rằng công nghệ chuyển giao hay đối tượng sở hữu công nghiệp sẽ mang lại kết quả như họ mong muốn. Vì vậy, kết quả chuyển giao công nghệ hay mục đích sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp cần được ghi rõ trong hợp đồng. Hợp đồng cũng nên xác định rõ trách nhiệm của bên chuyển giao công nghệ trong trường hợp kết quả hay mục đích của hợp đồng không đạt được như thỏa thuận giữa các bên. 

Phạm vi của việc chuyển giao công nghệ: Các bên cần xác định rõ độc quyền hay không độc quyền ? Sử dụng trong lãnh thổ nào ?

Giá cả và phương thức thanh toán: Về phía chuyển giao công nghệ, điều mà họ quan tâm nhất là phí chuyển giao công nghệ. Vì vậy, điều khoản về giá cũng là điều cơ bản của hợp đồng. 

Giá trong hợp đồng chuyển giao công nghệ là tổng số tiền mà bên nhận công nghệ có nghĩa vụ trả cho bên giao công nghệ trong suốt thời gian có hiệu lực của hợp đồng.

Giá của công nghệ do các bên thỏa thuận, trên cơ sở bình đẳng cùng có lợi. Việc xác định giá chính xác cho công nghệ chuyển giao tương đối phức tạp, vì công nghệ là tài sản đặc biệt, có thể là sự kết hợp giữa tài sản vô hình và tài sản hữu hình. Thông thường, khi thỏa thuận về giá của công nghệ các bên căn cứ vào những tiêu chí để xác định giá của công nghệ như, ( i ) Tinh tiên tiến, tính mới của công nghệ; ( ii ) nội dung của công nghệ, tầm quan trọng của công nghệ đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của bên nhận chuyển giao công nghệ; ( iii ) tính độc quyền của công nghệ, phạm vi quyền của bên nhận đối với công nghệ được chuyển giao; ( iv ) chất lượng sản phẩm; ( v ) Lợi nhuận ròng của bên nhận công nghệ do áp dụng công nghệ trong thời gian có hiệu lực của hợp đồng; ( vi ) Hiệu quả kinh tế, xã hội, kỹ thuật có được do sử dụng công nghệ. 

Giá của công nghệ có thể thanh toán theo các phương thức như: ( i ) Chuyển thành vốn góp vào dự án; ( ii ) Trả gọn một lần; ( ii ) Trả kỳ vụ theo phần trăm giá bán tịnh. Giá bán tịnh được xác định bằng giá bán sản phẩm, dịch vụ được tạo ra bằng công nghệ được chuyển giao ( tính theo hóa đơn bán hàng ) trừ đi các khoản sau: thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu ( nếu có ); chi phí mua các bạn thành phẩm, bộ phận, chi tiết, linh kiện được nhập khẩu hoặc mua ở trong nước; chi phí mua bao bì, chi phí đóng gói, chi phí vận tải sản phẩm đến nơi tiêu thụ, chi phí quảng cáo; ( iv ) Trả theo phần trăm doanh thu thuần. ( v ) Trả theo phần trăm lợi nhuận trước thuế của bên nhận. Lợi nhuận trước thuế được xác định bằng doanh thu thuần trừ đi tổng chi phí hợp lý để sản xuất sản phẩm có áp dụng công nghệ chuyển giao đã bán trên thị trường; ( vi ) Kết hợp các phương thức thanh toán trên.

  • Địa điểm, phương thức thực hiện việc chuyển giao công nghệ; 
  • Căn cứ, phương pháp nghiệm thu; 
  • Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng: trường hợp hợp đồng phải đăng ký, thời hạn có hiệu lực của hợp đồng là từ ngày hoàn tất các thủ tục đăng ký.