Xung đột pháp luật là hiện tượng diễn ra phổ biến trong quan hệ tư pháp quốc tế. Sự khác nhau này có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau như ý chí của giai cấp lãnh đạo, trình độ phát triển, kinh tế, văn hóa, xã hội,… Điều này dẫn đến hiện tượng xung đột pháp luật giữa các hệ thống với nhau, đòi hỏi phải có những quy phạm pháp luật điều chỉnh. Tuy nhiên, trong bài viết này, chúng ta sẽ đi sâu làm rõ những nguyên nhân của hiện tượng xung đột pháp luật.

1. Nguyên nhân khách quan

a) Do pháp luật của các nước có sự khác nhau

Nhà nước xây dựng pháp luật dựa trên những điều kiện của nước mình như kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội,… Những yếu tố này làm cho pháp luật của mỗi quốc gia là khác nhau.

Các quốc gia đều tồn tại dựa vào nền kinh tế nhất định và chế độ sở hữu tương ứng. Chế độ sở hữu là một bộ phận của cơ sở hạ tầng và có mối quan hệ với kiến trúc thượng tầng mà pháp luật là một cấu thành quan trọng. Do vậy pháp luật cũng phải được hình thành để phản ánh phù hợp và tương xứng với chế độ sở hữu.

Trình độ phát triển của các nước cũng ảnh hưởng đến cách giải thích và áp dụng pháp luật dẫn đến gây ra sự khác nhau. Một nguyên nhân cũng không kém phần quan trọng khác dẫn đến sự khác nhau giữa các hệ thống luật là tập quán, truyền thống, tôn giáo, tín ngưỡng,…

Tuy nhiên, nếu chỉ có sự khác nhau giữ các hệ thống pháp luật thì vẫn chưa xảy ra hiện tượng xung đột vì khi các quan hệ pháp luật nảy sinh ở đâu thì pháp luật ở đấy sẽ được dụng để điều chỉnh, mà không có hiện tượng nhiều hệ thống pháp luật cùng được áp dụng. Do đó, để hiện tượng xung đột pháp luật xảy ra thì phải có những lý khác như được trình bày dưới đây.

Do đối tượng điều chỉnh có yếu tố nước ngoài

Các quan hệ có yếu đối nước ngoài luôn liên quan đến hai hay nhiều hệ thống pháp luật. Các hệ thống pháp luật trong tư pháp quốc tế bình đẳng với nhau nên đều có thể cùng được sử dụng để điều chỉnh quan hệ, do đó phát sinh ra xung đột.

Nguyên nhân chủ quan

Có sự thừa nhận khả năng áp dụng nước ngoài của nhà nước

Các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài nếu phát sinh sẽ xảy ra hiện tượng xung đột pháp luật. Do các chủ thể của quan hệ này là các người dân, họ có quyền bình đẳng với nhau. Do đó đặt ra vấn đề bình đẳng trong luật pháp giữa các nước, khi liên quan đến nhiều quốc gia thì hệ thống pháp luật tương ứng sẽ được xem xét để áp dụng, dẫn đến xung đột pháp luật. Đặc trưng của quan hệ dân sự không xâm phạm đến những gì nghiêm trọng như quan hệ hình sự hay quan hệ hành chính nên các quốc gia đều thừa nhận áp dụng pháp luật nước khác nếu tuân thủ một số điều kiện nhất định.

Vậy, các quan hệ tư pháp quốc tế nảy sinh đa phần làm phát sinh các điều kiện khách quan dẫn đến xuất hiện hiện tượng xung đột pháp luật. Một yếu tố nữa là do bản chất của quan hệ dân sự không quá nghiêm trọng nên nhà nước (mang yếu tố chủ quan) thừa nhận, cho phép áp dụng pháp luật nước ngoài. Hai yếu tố này là điều kiện cần và đủ để hiện tượng xung đột pháp luật tồn tại trong tư pháp quốc tế.